Hướng dẫn cách tính Bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Quảng cáo 1

Bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc, hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp. Với cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động chủ động tính toán được mức hưởng trợ cấp của mình.

Công thức tính Bảo hiểm thất nghiệp

Để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp nhận hàng tháng, người lao động có thể áp dụng công thức tính được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng với người lao động theo chế độ tiền lương của Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng BHTN của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

Thời gian tính hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 cụ thể như sau:

“Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng”

​Như vậy, quy tắc tính số tháng hưởng BHTN sẽ là:

Ví dụ:

1. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 60 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 60/12 = 5 (tháng)

2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 59 tháng => Số tháng hưởng BHTN = 59/12 = 4,9 => làm tròn xuống = 4 (tháng)

3. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = 15 tháng => vì 12 < 15 < 36 => Số tháng hưởng BHTN = 3 (tháng)

TH: Bạn làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân với mức lương trung bình trong 6 tháng cuối cùng là 10 triệu đồng/tháng. Bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 18 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn thuộc vùng I với mức lương tối thiểu vùng năm 2023 là 4,68 triệu đồng/tháng.

Bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

– Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 10 triệu x 60% = 6 triệu đồng/tháng.

– Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa = 4,68 triệu x 5 = 23,4 triệu đồng/tháng.

– Vì mức trợ cấp hàng tháng không vượt quá mức tối đa, bạn sẽ được hưởng 6 triệu đồng/tháng.

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp = 3 tháng (vì thời gian đóng BHTN chưa hưởng của bạn trong khoảng từ 12 – 36 tháng).

Xem thêm bài viết Thủ tục nhận BH thất nghiệp

Các xác định mức lương đóng Bảo hiểm thất nghiệp

Để quá trình xác định diễn ra nhanh chóng và thuận tiện thì bạn có thể tra cứu nhanh bảo hiểm thất nghiệp để biết quá trình tham gia và mức đóng BHTN trên ứng dụng VssID theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng tài khoản BHXH của cá nhân.

Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia”.

Bước 3: Sau đó chọn mục “BHTN”.

Bước 4:  Bạn chọn biểu tượng xem chi tiết đơn vị làm việc trong 6 tháng liền kề trước thất nghiệp

Bước 5: Xem kết quả tại mục “tiền lương đóng BHTN”.

Hướng dẫn cách tính tiền Bảo hiểm thất nghiệp online

Xem bài viết Hệ thống tính BH thất nghiệp

Quảng cáo 2

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thủ tục cần có và quy trình nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) mới nhất 2024 – Gcafe Fo4

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*