Cách để nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất?

Quảng cáo 1

Bạn có bao giờ tự hỏi lãnh BHXH 1 lần ở giai đoạn sau này sẽ thấp khi lãnh trễ không? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nhân bài viết này mình xin đưa cái nhìn tổng thể về nó cho các bạn nắm chi tiết hơn.

Tiền trượt giá là gì?

Có thể hiểu tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước. Thực chất “trượt giá” ở đây là một hệ số điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Khi nào nhận được tiền trượt giá BHXH 1 lần?

Tiền trượt giá được tính thêm khi người lao động rút BHXH 1 lần với mục đích chống lại sự mất giá của đồng tiền ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước. Từ đó, quá trình đóng BHXH của người lao động sẽ được đảm bảo tính công bằng, bởi số tiền đóng BHXH của những năm trước thấp hơn rất nhiều ở hiện tại.

Hiện nay, Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn đều chưa có quy định cụ thể về thời điểm chi trả tiền trượt giá.

Tuy nhiên, trong công thức tính BHXH 1 lần mà Luật BHXH quy định, tiền trượt giá đã được tính luôn vào số tiền BHXH 1 lần. Riêng trường hợp làm thủ tục BHXH 1 lần trong thời gian đầu năm, khi chưa công bố hệ số trượt giá, cơ quan BHXH sẽ tạm thời chưa tính tiền trượt giá cho người lao động.

Do đó, tùy vào thời gian làm thủ tục lãnh BHXH 1 lần mà thời điểm được nhận tiền trượt giá sẽ có sự khác nhau:

Trường hợp rút BHXH vào đầu năm khi chưa công bố hệ số trượt giá (thường là rút tiền BHXH 1 lần từ tháng 1-2): Tiền trượt giá sẽ được nhận bù sau khi cơ quan BHXH nhận được công văn hướng dẫn áp dụng hệ số trượt giá.

Trường hợp hệ số trượt giá đã được công bố (thường là rút tiền BHXH 1 lần sau tháng 3): Tiền trượt giá được lãnh luôn cùng tiền BHXH 1 lần (tiền BHXH 1 lần bao gồm cả tiền trượt giá).

Hệ số trượt giá được xác định như thế nào?

Hệ số điều chỉnh tiền lương là do Tổng cục Thống kê công khai và được tính theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm. Cụ thể như sau:

M = Ctd/Cbq

Trong đó:

M: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t

Ctd: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Cbq: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

t: Năm tùy chọn thuộc giai đoạn điều chỉnh.

*Lưu ý: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được làm tròn 2 số lẻ mà mức thấp nhất không được nhỏ hơn 1. Ngoài ra, tất cả hệ số trước năm 1995 được tính bằng hệ số của năm 1994.

Xem thêm bài viết Cách tính đóng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm bài viết Cách xem tiền trượt giá của bảo hiểm xã hội.

Hệ số trượt giá BHXH năm 2024 tăng bao nhiêu?

Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH còn được biết đến với tên gọi khác là hệ số trượt giá BHXH, giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Cuối mỗi năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ công bố một hệ số mới áp dụng cho năm sau.

Vào năm 3.2024, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mặc dù đến 3/2024, Thông tư này mới có hiệu lực nhưng những quy định về hệ số trượt giá đã được áp dụng từ 1/1/2024. Theo đó, từ ngày 1/1/2024, hệ số trượt giá BHXH sẽ được áp dụng cụ thể như sau:

NămTrước 199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,264,464,224,093,803,643,703,713,573,463,212,962,762,552,07
Năm200920102011201220132014201520162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,941,771,501,371,281,231,231,191,151,111,081,051,031,001,00
Năm2024
Mức điều chỉnh1,00

Thủ tục nhận tiền trượt giá BHXH

Vì là một khoản tiền nhỏ được nhận khi nhận bảo hiểm xã hội một lần nên làm thế nào để lãnh bảo hiểm trượt giá cũng là một trong những thắc mắc của nhiều người. Tiền bảo hiểm trượt giá thông thường sẽ được nhận cùng với bảo hiểm xã hội một lần. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ, đợi xét duyệt và nhận hai khoản tiền bằng ba cách: nhận tiền trực tiếp, nhận qua tài khoản ngân hàng và nhận qua đường bưu điện. Nhưng đối với một số cơ quan bảo hiểm xã hội thì việc giải ngân khoản tiền trượt giá sẽ chậm hơn lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần nên sẽ được tách ra làm hai lần nhận khác nhau ở hai khoảng thời gian khác nhau. Vậy làm sao để lãnh bảo hiểm trượt giá?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi hệ số trượt giá năm 2024 được công bố, người được hưởng BHXH có thể liên hệ bộ phận một cửa của cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi cư trú để hỏi về tiền trượt giá.

Người lao động chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
  • Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 Luật này.
  • Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định theo Mẫu số 14-HSB Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Hình thức nộp:
  • Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN);
  • Trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Người lao động nhận kết quả giải quyết, gồm:

  • Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
  • Tiền trợ cấp:
  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
  • Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Xem thêm bài viết Thủ tục ủy quyền bảo hiểm xã hội.

Quảng cáo 2

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cách đơn giản nhanh chóng nhất để xem có tiền trượt giá BHXH chưa và mình được lãnh bao nhiêu tiền – Gcafe Fo4
  2. Tiền trượt giá là gì? Cách tính và nhận tiền trượt giá khi rút BHXH một lần mới nhất – Gcafe Fo4

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*