Tiền trượt giá là gì? Cách tính và nhận tiền trượt giá khi rút bảo hiểm xã hội một lần mới nhất

Quảng cáo 1

Mục lục

Tiền trượt giá khi rút BHXH là gì?

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là số tiền được tính dựa trên mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bằng cách nhân thêm hệ số trượt giá do nhà nước ban hành.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì “tiền trượt giá” là một khoản bù đắp giúp người lao động cải thiện cuộc sống trước sự mất giá của đồng tiền khi nhận một số chế độ của bảo hiểm xã hội.

Định kỳ hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ban hành bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội và bảng hệ số này được áp dụng khi người lao động làm thủ tục để nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.

Xem thêm bài viết Cách kiểm tra tiền trượt giá của mình có hay chưa nhanh chóng.

Hình bên dưới là Bảng hệ số trượt giá năm 2023 được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 20/02/2023:

Trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2020 đến năm 2023:

Để làm rõ hơn về vấn đề này thì mình sẽ đứa ra ví dụ cụ thể như sau:

Vd: Anh M đóng bảo hiểm xã hội tháng 01/2015. Cuối năm 2019, anh M nghỉ việc tại công ty. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của anh M trong 5 năm là 10.000.000 đồng/tháng.

Trường hợp 1: Tháng 01/2021, tức là sau 1 năm nghỉ việc, anh M làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy, khoản bảo hiểm xã hội một lần anh M được nhận được tính như sau:

Trường hợp 2: Tháng 01/2023, tức là hơn 3 năm sau, anh M mới làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy khoản tiền anh M được nhận khi làm hồ sơ năm 2023 được tính như sau:

Theo như ví dụ trên, có thể thấy khi chúng ta rút BHXH một lần ở các năm khác nhau, thì số tiền nhận được cũng sẽ khác nhau.

Vậy khi nào thì được nhận tiền trượt giá BHXH một lần?

Tiền trượt giá BHXH không lãnh riêng lẻ mà được cơ quan BHXH tính và thanh toán chung khi làm hồ sơ hưởng BHXH một lần. Có nghĩa là khi các bạn làm hồ sơ yêu cầu lãnh BHXH một lần, thì cơ quan BHXH sẽ tính phần tiền trượt giá và chi trả cho các bạn cùng với tiền BHXH một lần.

Tuy nhiên, trên thực tế, có một vài trường hợp ngoại lệ hoặc cá biệt, theo đó, những trường hợp này có thể sẽ lãnh tiền trượt giá riêng hoặc được lãnh bổ sung sau đó do chênh lệch hệ số trượt giá, cụ thể:

Trường hợp 1: Hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hệ số trượt giá, và thường công bố vào cuối năm dương lịch để áp dụng cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, có một số năm, Bộ công bố trễ hơn, khoảng tháng 1 hoặc tháng 2. Do vậy, có một số trường hợp, cơ quan BHXH tạm thời tính và chi trả hồ sơ xin nhận BHXH một lần cho người nộp trong thời gian này mà chưa tính hệ số trượt giá. Khi có Thông tư mới của Bộ quy định hệ số mới, thì sẽ điều chỉnh lại mức hưởng và chi trả đầy đủ phần trượt giá tới người lao động.

Trường hợp 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội áp dụng hệ số trượt giá tại thời điểm giải quyết hồ sơ, nhưng sau đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hệ số trượt giá mới và lùi ngày áp dụng.

Theo như trên có thể thấy ngày ban hành hệ số trượt giá mới là sau ngày áp dụng hệ số trượt giá, Như vậy những trường hợp có sẽ nhận được phần tiền trượt giá chênh lệch.

Lưu ý: Các bạn có thể tự tính toán và kiểm tra lại xem cơ quan BHXH đã áp dụng hệ số đúng năm giải quyết chưa, nếu chưa thì đề nghị xem xét lại phần trượt giá hoặc chênh lệch trượt giá.(Nguồn từ: Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM)

Xem thêm bài viết Cách nhận tiền trượt giá nhanh chóng nhất.

Quảng cáo 2

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*