Người lao động khi thay đổi nơi làm việc thì việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng sẽ thay đổi theo. Dưới đây là thông tin về thủ tục chuyển BHXH khi làm việc tại công ty mới cho người lao động và doanh nghiệp.
Các bước chuyển bảo hiểm xã hội sang nơi làm việc mới:
Theo quy định để chuyển đổi bảo hiểm người lao động cần thực hiện:
Bước 1: Đề nghị công ty cũ báo giảm bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian tham gia BHXH của bạn.
Bước 2: Chuyển đóng BHXH sang công ty mới bằng cách cung cấp mã số BHXH cho công ty mới và đăng ký tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến.
Như vậy, người lao động khi chuyển sang công ty mới sẽ đồng thời phải thực hiện chuyển BHXH tham gia tại công ty mới để đảm bảo lợi ích.
Những ai được chuyển BHXH khi làm việc tại công ty mới:
Người lao động sau khi nghỉ việc tại công ty cũ và chuyển đến làm việc tại công ty mới để được tiếp tục đóng BHXH, thì cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định gồm:
1. Người lao động là Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
3. Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;
4. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Như vậy, không phải người lao động nào sau khi nghỉ việc và chuyển đến công ty mới cũng sẽ được tiếp tục đóng BHXH bắt buộc mà cần đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian và loại hợp đồng lao động được giao kết.
Để lại một phản hồi